Giỏ hàng
Tự động hóa là gì? Một số ưu điểm của tự động hóa trong công nghiệp và ứng dụng của tự động hóa vào công nghiệp.

Tin tứcNgày: 10-08-2023 bởi: Công ty TNHH Thương mại & dịch vụ kỹ thuật UFO VN

Tự động hóa là gì? Một số ưu điểm của tự động hóa trong công nghiệp và ứng dụng của tự động hóa vào công nghiệp.

Tự động hóa là gì? Một số ưu điểm của tự động hóa trong công nghiệp.

 Tự động hóa là quá trình sử dụng các hệ thống và công nghệ để thực hiện các nhiệm vụ và quy trình một cách tự động, không cần có sự can thiệp hoặc điều khiển trực tiếp của con người. Mục tiêu của tự động hóa là tăng cường hiệu suất, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động và các yếu tố ngẫu nhiên, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu lỗi.

Tự động hóa có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và nghành công nghiệp, từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, y tế, giao thông vận tải, thư viện và nhiều lĩnh vực khác. Nó bao gồm sử dụng các hệ thống máy móc thông minh, thiết bị tự động, robot, máy tính, và các hệ thống điều khiển để thực hiện các công việc một cách tự động, đáp ứng các yêu cầu và chỉ thị đã được lập trình trước.

Tự động hóa có nhiều ưu điểm, bao gồm:

  • Tăng hiệu suất: Tự động hóa giúp tăng hiệu suất sản xuất và vận hành bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi, tối ưu hóa quy trình và loại bỏ các công đoạn không cần thiết.
  • Giảm lỗi và sai sót: Sự can thiệp của con người có thể dẫn đến sai sót, trong khi tự động hóa giúp loại bỏ yếu tố con người gây ra lỗi và tăng độ chính xác trong các quy trình.
  • Tiết kiểm chi phí lao động: Tự động hóa giảm sự phụ thuộc vào lao động, giảm số lượng công nhân và tiết kiệm chi phí lao động.
  • Tăng tính bền vững: Tự động hóa giúp giảm lượng rác thải và tiêu thụ năng lượng, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và tăng tính bền vững của hoạt động công nghiệp.

Tuy nhiên, việc áp dụng tự động hóa cần phải được thiết kế và triển khai một cách cẩn thận và chính xác để đảm bảo an toàn và đáng tin cậy trong quá trình hoạt động. Cần đảm bảo rằng hệ thống tự động hóa được lập trình và kiểm soát một cách hiệu quả và đánh tin cậy để đạt được những lợi ích từ việc tự động hóa.

Tự động hóa đã trở thành một xu hướng không thể thiếu trong công nghiệp hiện đại. Các hệ thống tự động hóa được áp dụng rộng dãi trong nhiều lĩnh vực và nghành công nghiệp, mang lại nhiều lợi ích vượt trội về hiệu suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một lĩnh vực khoa học công nghệ mô tả một loại nhiều công nghệ máy móc giúp làm giảm bớt đi sự can thiệp của con người vào quy trình thực hiện. Bản chất của chúng chính là để thay thế cho sức lao động con người, hỗ trợ con người giải quyết công việc.

Tự động hóa và điều khiển sẽ được phân loại thành 2 dạng chính là bán tự động (hoạt động cả bằng sức máy và sức người) và tự động (hoạt động không cần sự can thiệp của sức người). Một số hệ thống sử dụng tự động hóa và điều khiển ví dụ như:

  • Điều khiển cánh tay robot làm việc tự động
  • Quy trình tự động làm việc của máy móc dán nhãn
  • Quy trình trong các nhà máy, dây chuyền sản xuất
  • Hoạt động chuyển đổi mạng trên điện thoại
  • Hệ thống lái xe tự động trong các dòng xe ô tô cao cấp, thông minh

Phân loại các thiết bị tự động hóa hiện nay

Các thiết bị tự động hóa thông dụng thường thấy ở các ngành công nghiệp sản xuất sẽ gồm có các loại cảm biến, bộ lập trình PLC, bộ biến tần, màn hình HMI, bộ nguồn và relay:

Bộ cảm biến

Đây là những thiết bị được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đo đạc áp suất, tốc độ, ánh sáng, nhiệt độ, nhận biết các hiện tượng hay yếu tố thay đổi bên ngoài để chuyển chúng thành những tín hiệu điện tiêu chuẩn để cung cấp cho bộ điều khiển xử lý và phân tích.

Hiện nay người ta phân chia các thiết bị cảm biến thành các loại: cảm biến hoạt động, cảm biến thụ động, cảm biết analog, cảm biến kỹ thuật số, … Thông dụng nhất là những cảm biến dựa trên yếu tố tín hiệu.

Bộ biến tần

Thiết bị tự động hóa này có thể làm thay đổi tần số dòng điện ở cuộn dây trong động cơ để điều khiển tốc độ động cơ mà không cần sử dụng đến các loại hộp số cơ khí. Chúng giúp cho động cơ tránh được những tình trạng sụt áp, khởi động đột ngột, duy trì được tính ổn định và an toàn, dễ dàng điều khiển khi sử dụng

Thương hiệu cung cấp các sản phẩm bộ biến tần nổi tiếng và được yêu chuộng nhất trên thị trường đó là Mishubisi của Nhật Bản – thương hiệu thuộc TOP đầu những hãng điện khí lớn nhất thế giới.

Màn hình HMI

Màn hình HMI - Phân loại các thiết bị tự động hóa hiện nay

Đây là thiết bị trung gian giữa người điều khiển với các hệ thống máy móc giúp thông qua đó con người có thể tương tác và điểu khiển các quy trình hoạt động, xem thông số, tín hiệu trực tiếp trên màn hình

Chúng khá rẻ, độ bền cao, có thể điều khiển được trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, tuy bộ phận mạch xử lý khá phức tạp nhưng thao tác vận hành lại đơn giản

Ứng dụng nhiều trong những lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất, kỹ thuật, nông công nghiệp, giao thông, …

Bộ lập trình PLC

Bộ lập trình PLC xuất hiện như một giải pháp vượt trội giúp ngành công nghiệp hiện đại có bước đột phá nổi bật, làm thay đổi quan điểm của nhiều người về hệ thống tự động hóa. Thiết bị này được lập trình dễ dàng thay đổi các thuật toán điều khiển với tốc độ xử lý nhanh chóng để tự động hóa được cho 1 hoặc nhiều thiết bị khác nhau, kể cả cho 1 dây chuyền sản xuất hay đóng gói.

Trong một bộ lập trình PLC sẽ có cấu tạo chính gồm: một bô nhớ trong có thể mở rộng được bằng bộ nhớ ngoài và một bộ mạch xử lý có cổng kết nối giữa thiết bị PLC với các modul đầu vào, ra. Dựa vào những thành phần chính như là dung lượng RAM, ngõ ra, bộ đếm, Bit nhớ, tốc độ xử lý và các chức năng mà sẽ có nhiều loại bộ lập trình PLC khác nhau.

Ứng dụng nhiều trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động xử lý nước thải, xử lý rác, máy cắt tốc độ cao.